Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

CẨN TRỌNG VỚI MÀU THỰC PHẨM

17/02/2023 113 lượt xem

Ngày nay, không khó để tìm ra thực phẩm chứa chất tạo màu nói riêng và chứa phụ gia nói chung, nhiều nhất là có trong bánh, kẹo, thức uống giải khát, ... chúng tạo cho sản phẩm một vẻ bề ngoài thật bắt mắt mà đặc biệt là đối với trẻ em. Như vậy, liệu chất tạo màu có tốt cho sức khoẻ con người hay không mà chúng được sử dụng một cách phổ biến như vậy?

Màu thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, màu thực phẩm được sử dụng chủ yếu đem lại màu sắc đẹp, bắt mắt, tăng giá trị thị hiếu cho sản phẩm; tạo cảm giác thích thú, ngon miệng khi sử dụng thực phẩm.

Thông thường, phẩm màu thực phẩm sẽ được chia thành 2 nhóm lớn gồm phẩm màu tự nhiên và phẩm màu tổng hợp, tồn tại ở các dạng khác nhau (nước, gel, bột, ...) với những đặc điểm và liều lượng sử dụng khác nhau.

Phẩm màu thực phẩm nhân tạo được chế biến từ dầu mỏ cũng như các hợp chất được tổng hợp hóa học có ưu điểm vượt trội là thời hạn sử dụng lâu dài, dễ bảo quản, dễ sử dụng, màu sắc đa dạng, bắt mắt.

Hầu hết màu thực phẩm an toàn với cơ thể con người nếu chúng ta sử dụng, bảo quản đúng cách, đúng liều lượng khuyến nghị. Tuy nhiên trên thực tế phần lớn phẩm màu sử dụng một cách vô tội vạ và không đúng liều lượng theo quy định. Điều này có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, đặc biệt là nhửng loại màu hoá học không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…

Trong một vài nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng chất tạo màu không đúng cách, quá liều lượng sẽ kéo theo nguy cơ gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng như gây ra chứng buồn nôn, khó ngủ, bồn chồn, trầm cảm, dị ứng như nổi mề đây, hen suyễn, ... nguy hiểm hơn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Hiện nay Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) đều cho phép sử dụng mộ số loại màu thực phẩm và được kiểm soát chặt chẽ.

Tại Việt Nam, hiện nay bộ Y tế đã ban hành Thông tư 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm . Theo đó, Thông tư quy định rõ danh mục các loại phụ gia (có màu thực phẩm) được phép sử dụng và quy định liều lượng sử dụng cụ thể đối với từng loại phụ gia.

Để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả nhất, các cơ sở sản xuất thực phẩm, người tiêu dùng cần đảm bảo tuân thủ những điều sau đây:

  • Không mua sản phẩm không rõ tên và nguồn gốc sản xuất.
  • Chỉ sử dụng những loại phẩm màu đảm bảo chất lượng, đã được thử nghiệm và cấp phép sử dụng.
  • Dùng đúng liều lượng cho phép.
  • Ưu tiên sử dụng các loại màu có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo chất lượng.

Hiện nay, tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận, với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đã triển khai thử nghiệm lĩnh vực màu thực phẩm nói riêng, phụ gia thực phẩm nói chung trong thực phẩm. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: Khu dân cư Bắc Xuân An – P. Xuân An – TP. Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390 – 0252 3699699 – 0908 700379

Website: tdcbinhthuan.vn

Email: trungtamtdc.binhthuan@gmail.com

Thuỳ Linh

 

Bài viết cùng chuyên mục
  • XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HÀI HÒA VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

    Thời gian qua, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về an toàn thực phẩm (ATTP) đã bám sát định hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất khẩu sản phẩm, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • NGỘ ĐỘC BOTULINUM

    Tất cả các dạng ngộ độc botulinum có thể tử vong và được xem là tình trạng cấp cứu. Ngộ độc botulinum qua thực phẩm là một tình trạng cấp cứu về sức khỏe cộng đồng vì nhiều người có thể ngộ độc khi ăn phải một loại thực phẩm nhiễm độc.
  • CHẾ TẠO THÀNH CÔNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ ASEN, CHÌ TỪ NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM

    Vật liệu theo sáng chế có thể loại bỏ hoàn toàn asen, chì trong nước sinh hoạt bị ô nhiễm và sau đó vật liệu hấp phụ này có thể được tách ra khỏi dung dịch bằng lực từ trường
  • KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO TRẮNG

    Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, tinh bột và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Kiểm nghiệm gạo là thủ tục để kiểm soát chất lượng cũng như bước đầu để thực hiện công bố chất lượng gạo để đưa sản phẩm được bày bán trên thị trường.
  • ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Điện từ trường là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Điện từ trường phát sinh do nhiều loại máy móc, thiết bị cao tần và siêu cao tần đang sử dụng rộng rãi trong các ngành thông tin truyền thông, sản xuất điện, luyện kim và y học.
  • NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC CHÌ TỪ SẢN PHẨM GỐM SỨ KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

    Một trong những nỗi ám ảnh của người tiêu dùng là các sản gốm sứ có sử dụng chì vào trong quá trình sản xuất. Nhất là những sản phẩm gốm sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó thì không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được những sản phẩm gốm sứ không nhiễm chì để mua.
  • KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

    Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt giới trí thức, đến năm 2013 Việt Nam đã chọn ngày này để kỷ niệm, tôn vinh những người làm khoa học.
  • CẨN TRỌNG KHI DÙNG CHẤT CHẤT TẠO NGỌT TỔNG HỢP

    Chất tạo ngọt tổng hợp (hay còn gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, đường hóa học) là chất không có trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường)
Top