Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM, NÊN HAY KHÔNG NÊN?

09/09/2021 1449 lượt xem

Chất bảo quản thực phẩm nói chung, là những phụ gia có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tổng hợp được thêm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến,… để ngăn ngừa, hạn chế và ức chế sự thối rữa, hư hỏng do các tác nhân vi sinh gây ra trên thực phẩm, giúp cho thực phẩm chậm bị biến đổi về thành phần, tính chất ban đầu; giúp cho thực phẩm được bản quản lâu hơn, có hình dạng bên ngoài đẹp hơn.

Do thực phẩm chứa các thành phần hữu cơ, chất béo,…nên chúng rất dễ hư hỏng như có hiện tượng chảy nhớt bề mặt, ôi thiu, hỏng móc, mất hương vị gây hại cho sức khỏe người dùng khi thực phẩm được bảo quản trong một thời gian dài, nhờ có chất bảo quản thực phẩm mà có thể hạn chế được tình trạng hư hỏng nói trên. Nhờ đó thực phẩm có thể để được lâu ngày. Như vậy, chất bảo quản có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người và trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên giúp bảo vệ thực phẩm tốt hơn, đồng thời giữ được hương vị, màu sắc hay dưỡng chất nguyên vẹn trong thực phẩm. Ví dụ như catechin từ trà xanh, nisin từ quá trình lên men lactococcus lactis…Loại chất bảo quản thực phẩm này không làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng cũng như màu, mùi vị của thực phẩm, thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng nên chúng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng mặc dù có giá thành khá cao.

Chất bảo quản nhân tạo là hóa chất tổng hợp để giữ cho thực phẩm không bị thay đổi tính chất, mùi vị, bảo quản thực phẩm tươi mới trong thời gian dài hơn, chúng khá phổ biến trên thị trường, dễ tìm và giá thành cũng thấp hơn những chất bảo quản tự nhiên được sử dụng rất nhiều và được xem là thứ không thể thiếu đối với ngành công nghiệp thực phẩm.. Các nhóm được phép sử dụng thường có Potassium sorbate, Acid sorbic, sodium benzoate, acid benzoic , acid ascorbic, sodium erythorbate,… đều có ở trong các loại thức ăn chế biến đồ hộp, đóng gói, hoặc các loại nước chấm, nước giải khát,…

Chất bảo quản đem lại lợi ích to lớn trong quá trình bảo quản thực phẩm, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, bảo quản và vận chuyển hàng hóa thực phẩm nhưng nếu sử dụng quá mức, không có liều lượng hợp lí thì việc gây nguy hại đến sức khỏe con người là điều tất yếu xảy ra. Khi sử dụng chất bảo quản thường xuyên trong một thời gian dài sẽ làm suy yếu các mô tim, gây ra các bệnh hen suyễn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hơn cả là gây ra ung thư, đặc biệt có thể gây nguy hiểm đối với trẻ em và người lớn tuổi.

Để quản lý việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 “Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm”.

Do đó, để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng thì các tổ chức/cá nhân, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cần thận trọng khi sử dụng chất bảo quản, lựa chọn những chất có nguồn gốc rõ ràng, được phép sử dụng và tốt hơn hết là chọn những chất bảo quản thực phẩm tự nhiên. Đồng thời, nên dùng liều lượng cho phép và đúng hướng dẫn sử dụng, không tùy ý sử dụng chất bảo quản nếu không thật sự cần thiết. Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm, hàng hoá theo quy định trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Hiện nay, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, thử nghiệm được hầu hết các chất bảo quản trong thực phẩm. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: 04 Nguyễn Hội – P.Phú Trinh – TP.Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390; 0252 3699699

Website: tdcbinhthuan.vn

Thùy Linh

Bài viết cùng chuyên mục
Top