Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG – NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG VÀ ĐẦY KHÓ KHĂN

28/02/2023 174 lượt xem

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã xây dựng đề án chuyển đổi số trong ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đây là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, vì khi chuyển sang phương thức làm việc mới đòi hỏi phải thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật, thay đổi về nhận thức, thay đổi về phương thức làm việc.

Vài năm trở lại đây, hoạt động chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ quy trình, hệ thống quản lý từ thế giới thực sang thế giới số, bằng cách áp dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật… Từ đó, thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng…Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.

Đánh giá chứng nhận hợp quy dầu nhờn tại Hàn Quốc. Ảnh QUATEST 2

Tại Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mới giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ.

Ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó nội dung triển khai các quyết định này, xác định rõ chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới.

Theo đó, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số này. Cụ thể, thời gian qua ngành đã có nhiều sự quan tâm về việc xây dựng các nền tảng công nghệ để phục vụ giải quyết các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN giao.

Chia sẻ với phóng viên, TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng một lần nữa khẳng định, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt phục vụ cho người dân và doanh nghiệp tốt hơn, chuyển đổi số là xu thế tất yếu.

Tổng cục đã xây dựng đề án chuyển đổi số trong ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đây là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, vì khi chuyển sang phương thức làm việc mới đòi hỏi phải thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật, thay đổi về nhận thức, thay đổi về phương thức làm việc. Trong đề án, Tổng cục dự kiến triển khai 6 nhóm công việc, trong đó, đầu tiên là thay đổi quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, phương thức chuyển đổi số, quy trình làm việc bằng nền tảng số được chấp nhận bằng quy định của pháp luật.

Thứ hai, đánh giá toàn bộ và xây dựng bản đồ số trong ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Bản đồ số rất quan trọng giúp chúng ta chủ động quá trình chuyển đổi số, và bản đồ số được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa bản đồ số và quá trình công việc.

Thứ ba, Tổng cục tập trung hoàn thiện dữ liệu số, nền tảng số và giải pháp số. Dữ liệu về tiêu chuẩn, về tổ chức đánh giá sự phù hợp, đo lường, mã số mã vạch, dữ liệu về truyền thông… tất cả sẽ được tích hợp trên nền tảng số và dựa trên dữ liệu và nền tảng số sẽ xây dựng giải pháp số phục vụ doanh nghiệp, đó chính là giải pháp về hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, đo lường… Như vậy, người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp và xử lý thông tin trên nền tảng số.

Thứ tư, tập trung thực hiện việc đào tạo cán bộ, trong nền tảng số những con người với xã hội số đang cần thay đổi phương thức làm việc. Thứ năm, nền tảng số kết nối với quốc tế, quá trình trao đổi thông tin với quốc tế được thuận lợi.

Thứ sáu, thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt cho các cán bộ làm về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng từ Trung ương đến địa phương bảo đảm thống nhất và nhất quán trong hoạt động này.

                                                                                                         Nguyễn Thoa St

                                                                                                           Theo VietQ.vn

Bài viết cùng chuyên mục
  • XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HÀI HÒA VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

    Thời gian qua, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về an toàn thực phẩm (ATTP) đã bám sát định hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất khẩu sản phẩm, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • NGỘ ĐỘC BOTULINUM

    Tất cả các dạng ngộ độc botulinum có thể tử vong và được xem là tình trạng cấp cứu. Ngộ độc botulinum qua thực phẩm là một tình trạng cấp cứu về sức khỏe cộng đồng vì nhiều người có thể ngộ độc khi ăn phải một loại thực phẩm nhiễm độc.
  • CHẾ TẠO THÀNH CÔNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ ASEN, CHÌ TỪ NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM

    Vật liệu theo sáng chế có thể loại bỏ hoàn toàn asen, chì trong nước sinh hoạt bị ô nhiễm và sau đó vật liệu hấp phụ này có thể được tách ra khỏi dung dịch bằng lực từ trường
  • KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO TRẮNG

    Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, tinh bột và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Kiểm nghiệm gạo là thủ tục để kiểm soát chất lượng cũng như bước đầu để thực hiện công bố chất lượng gạo để đưa sản phẩm được bày bán trên thị trường.
  • ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Điện từ trường là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Điện từ trường phát sinh do nhiều loại máy móc, thiết bị cao tần và siêu cao tần đang sử dụng rộng rãi trong các ngành thông tin truyền thông, sản xuất điện, luyện kim và y học.
  • NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC CHÌ TỪ SẢN PHẨM GỐM SỨ KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

    Một trong những nỗi ám ảnh của người tiêu dùng là các sản gốm sứ có sử dụng chì vào trong quá trình sản xuất. Nhất là những sản phẩm gốm sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó thì không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được những sản phẩm gốm sứ không nhiễm chì để mua.
  • KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

    Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt giới trí thức, đến năm 2013 Việt Nam đã chọn ngày này để kỷ niệm, tôn vinh những người làm khoa học.
  • CẨN TRỌNG KHI DÙNG CHẤT CHẤT TẠO NGỌT TỔNG HỢP

    Chất tạo ngọt tổng hợp (hay còn gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, đường hóa học) là chất không có trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường)
Top