Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Gỡ khó cho việc ghi nhãn hàng hóa

02/05/2019 856 lượt xem

Gỡ khó cho việc ghi nhãn hàng hóa

Ngày 24/4, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với VCCI và một số hiệp hội (AMCHAM, EUROCHAM, VASEP…) tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Sự kiện được tổ chức để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các Bộ, ngành, cơ quan, Hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan trên phạm vi cả nước.

 

Ông Nguyễn Hoàng Linh  – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL phát biểu khai mạc hội thảo.

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu, thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Về cơ bản, Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã khắc phục nhiều điểm khó khăn, vướng mắc của Nghị định 89/2006/NĐ-CP, tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 43/2017/NĐ-CP vẫn còn những điểm cần có sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa để thuận lợi trong quá trình áp dụng từ phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Tiếp tục triển khai Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được Bộ KH&CN giao chủ trì xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 43/2017/NĐ-CP để hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khẳng định, việc xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 43/2017/NĐ-CP nhằm đảm bảo tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ghi nhãn hàng hóa rõ ràng, minh bạch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm, hàng hóa có nhãn hàng hóa minh bạch, rõ ràng và tuân thủ các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.

 

Toàn cảnh buổi hội thảo. 

“Hội thảo này là một trong những hoạt động tham vấn, lấy ý kiến các bên liên quan từ doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người tiêu dùng nhằm giúp cho việc xây dựng, hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư, đảm bảo Thông tư được ban hành có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp trong việc ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa thời gian vừa qua”, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết.

Đại diện AMCHAM Việt Nam cũng cho hay, nhãn hàng hóa là một đề tài rất quan trọng, vì những quy định về nhãn mác được xem là “người giữ của” của sản phẩm hàng hóa. Và nhãn mác trên hàng hóa giúp cho người tiêu dùng hiểu được thông tin quan trọng về sản phẩm mà họ mua. Ngoài ra, làm rõ các quy định, giúp cải thiện công tác thông tin của doanh nghiệp đối với khách hàng thông qua nhãn mác.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Thông tư của hội thảo lần này là cần xác định những điều khoản quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP còn chưa rõ gây khó khăn trong quá trình thực hiện, xây dựng nội dung hướng dẫn cụ thể trong Thông tư. Bên cạnh đó, giải quyết được vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng. Xem xét để các hướng dẫn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các Hiệp định, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Thực hiện theo quy trình xây dựng VBQPPL, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trước khi ban hành.

 

Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa Trần Quốc Tuấn điều hành hội thảo tiếp nhận ý kiến của các hiệp hội. 

Trong hội thảo lần này, những ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, các Hiệp hội, doanh nghiệp được nhấn mạnh vào các chương trong Thông tư hướng dẫn Nghị định số 43/2017/NĐ- CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Cụ thể, về chương 1 của những quy định chung về vị trí hàng hóa, trường hợp hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài nhận được nhiều ý kiến cho rằng gây lãng phí và không cần thiết.

Hay về mục hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa trong trường hợp nhãn ghi thiếu với nội dung về việc bổ sung thêm và đính chính nội dung nhãn hàng hóa phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cùng với đó là thành phần theo quy định tại khoản 1 điều 16 của Nghị định số 43/2017/NĐ- CP có nội dụng sản phẩm có chứa thành phần này hoặc thành phần này tồn tại trong các nguyên liệu đầu vào được nhiều ý kiến cho hay cần phải sửa đổi lại cấu trúc từ cho doanh nghiệp dễ hiểu. Những ý kiến góp ý tại hội thảo sẽ được tổng hợp, xem xét, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Thông tư trước khi chính thức ban hành.

Theo vietq.vn

Bài viết cùng chuyên mục
  • CHẾ TẠO CẢM BIẾN ĐO PH TRONG NƯỚC MƯA

    Nhóm tác giả ở Trung tâm Nghiên cứu triển khai thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu, thiết kế và chế cảm biến đo pH, có thể ứng dụng trong việc xây dựng các trạm quan trắc nước mưa tự động.
  • ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT HỖ TRỢ CHO VIỆC TRỒNG TRỌT HIỆU QUẢ

    Kiểm tra, phân tích đất để xác định hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất trước khi bắt đầu một mùa vụ là bước quan trọng đầu tiên mà bất cứ nhà nông hay nhà nghiên cứu về nông nghiệp nào cũng cần phải làm. Từ đó có cơ sở để đưa ra kế hoạch bón phân tối ưu cho từng giai đoạn của các loại cây trồng. Bên cạnh đó cũng giúp người nông dân quản lý tốt dinh dưỡng có trong đất, tạo môi trường sống lý tưởng cho cây trồng phát triển đạt năng suất cao.
  • HƠN 4.000 HÓA CHẤT NGUY HIỂM CÓ TRONG CÁC SẢN PHẨM NHỰA

    Sau một năm rà soát các báo cáo và cơ sở dữ liệu quản lý của nhiều quốc gia, nhóm nghiên cứu do Hội đồng nghiên cứu Na Uy tài trợ đã biên soạn danh sách hơn 16.000 hóa chất xuất hiện trong các sản phẩm nhựa bao gồm cả nguyên liệu thô và chất phụ gia, chẳng hạn như chất ổn định và chất tạo màu.
  • NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN LƯU Ý VỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

    Đóng hộp là cách tuyệt vời để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, nhưng cụ thể từng loại đồ hộp để được bao lâu lại là điều khiến nhiều người tiêu dùng băn khoăn.
  • MÀNG LỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ NẤM CÓ THỂ GIÚP DỌN SẠCH VẾT DẦU LOANG

    Khi cần dọn sạch vết dầu loang trên biển, tốt nhất nên sử dụng loại vật liệu có thể tách dầu khỏi nước biển để đạt hiệu quả cao. Mới đây, các nhà khoa học đã tạo ra một loại màng lọc hữu cơ mới có nguồn gốc từ nấm sò, có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ này. Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Journal of Materials Chemistry gần đây.
  • AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

    Làm việc trong không gian hạn chế là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất. Hằng năm có rất nhiều người lao động bị thương và thiệt mạng khi làm việc trong không gian làm việc hạn chế. Ước tính chỉ có khoảng 60% các trường hợp rủi ro được cứu hộ.
  • TẠI SAO PHẢI HIỆU CHUẨN CÂN ĐỊNH KỲ

    Hiệu chuẩn cân định kỳ được thực hiện bởi một đơn vị có uy tín và được công nhận sẽ mang lại những lợi ích
  • KÝ HIỆU TRÊN SẢN PHẨM LÀM BẰNG NHỰA PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ AN TOÀN

    Nhựa là một loại chất liệu nhân tạo được tạo ra thông qua quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất chai, đồ gia dụng và đồ chơi. Với tính chất nhẹ và chắc chắn, nhựa có thể được đúc thành nhiều hình dạng và độ dày khác nhau.
Top