Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Hậu quả của ô nhiễm môi trường để lại và các biện pháp khắc phục

25/04/2019 135770 lượt xem

Hậu quả của ô nhiễm môi trường để lại và các biện pháp khắc phục

 

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường sẽ bị thay đổi theo chiều hướng xấu, gây tác hại tới sức khỏe con người cũng như nhiều sinh vật khác sống trong và quanh khu vực bị ô nhiễm.

Các dạng ô nhiễm môi trường thường được đề cập đến bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí. 

Tùy theo mức độ và loại môi trường bị ô nhiễm mà sẽ có nhữnghậu quả tiêu cực khác nhau đến môi trường sống, kinh tế và xã hội. 

+ Đối với môi trường không khí

- Thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên, làm cho hiện tượng tan băng khiến nước biển dâng cao ảnh hưởng đến cuộc sống của một số khu vực trên thế giới.

- Các hiện tượng ô nhiễm không khí khác như: Ô nhiễm khói bụi, khí thải ,… làm sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da, …

Description: https://sites.google.com/site/bvmoitruongxanh/_/rsrc/1497354937485/tien-trinh/buoc-1-thuc-trang-moi-truong-hien-nay-1/images%20%284%29.jpg?height=265&width=400

Nguồn nước bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt. Ảnh minh họa

 

+ Đối với môi trường nước

Nguồn nước bị ô nhiễm tùy theo mức độ có thể hủy diệt một phần hoặc hoàn toàn các sinh vật sống trong đó.

-Nguồn nước bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

-Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.

+ Đối với môi trường đất

-Các loại cây trồng, hoa màu được trồng trên đất bị ô nhiễm sẽ không có năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế hoặc có thể bị nhiễm bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. 

- Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt.

- Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị.

*Một số biện pháp để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường

-Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

- Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường. 

- Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ. 

- Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy. 

- Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp. 

- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên. 

- Bảo tồn đa dạng sinh học. 

- Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường. 

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. 

- Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên thực hiện việc đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy mẫu (Đất, nước, không khí,…) phân tích các thông số gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, từ đó có cơ sở để tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả của ô nhiểm môi trường, nếu có.

Hiện nay, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoạt động dịch vụ Quan trắc môi trường, mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: 04 Nguyễn Hội – Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390

Website: tdcbinhthuan.vn

 

                                                                                          Ngọc Thoa 

Bài viết cùng chuyên mục
  • XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HÀI HÒA VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

    Thời gian qua, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về an toàn thực phẩm (ATTP) đã bám sát định hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất khẩu sản phẩm, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • NGỘ ĐỘC BOTULINUM

    Tất cả các dạng ngộ độc botulinum có thể tử vong và được xem là tình trạng cấp cứu. Ngộ độc botulinum qua thực phẩm là một tình trạng cấp cứu về sức khỏe cộng đồng vì nhiều người có thể ngộ độc khi ăn phải một loại thực phẩm nhiễm độc.
  • CHẾ TẠO THÀNH CÔNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ ASEN, CHÌ TỪ NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM

    Vật liệu theo sáng chế có thể loại bỏ hoàn toàn asen, chì trong nước sinh hoạt bị ô nhiễm và sau đó vật liệu hấp phụ này có thể được tách ra khỏi dung dịch bằng lực từ trường
  • KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO TRẮNG

    Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, tinh bột và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Kiểm nghiệm gạo là thủ tục để kiểm soát chất lượng cũng như bước đầu để thực hiện công bố chất lượng gạo để đưa sản phẩm được bày bán trên thị trường.
  • ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Điện từ trường là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Điện từ trường phát sinh do nhiều loại máy móc, thiết bị cao tần và siêu cao tần đang sử dụng rộng rãi trong các ngành thông tin truyền thông, sản xuất điện, luyện kim và y học.
  • NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC CHÌ TỪ SẢN PHẨM GỐM SỨ KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

    Một trong những nỗi ám ảnh của người tiêu dùng là các sản gốm sứ có sử dụng chì vào trong quá trình sản xuất. Nhất là những sản phẩm gốm sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó thì không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được những sản phẩm gốm sứ không nhiễm chì để mua.
  • KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

    Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt giới trí thức, đến năm 2013 Việt Nam đã chọn ngày này để kỷ niệm, tôn vinh những người làm khoa học.
  • CẨN TRỌNG KHI DÙNG CHẤT CHẤT TẠO NGỌT TỔNG HỢP

    Chất tạo ngọt tổng hợp (hay còn gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, đường hóa học) là chất không có trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường)
Top