Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM CHAY

11/06/2021 893 lượt xem

Vài năm trở lại đây, xu hướng ăn chay bắt đầu thịnh hành khiến cho thị trường đồ chay cũng sôi động hơn, sản xuất - kinh doanh đồ chay phát triển mạnh mẽ. Đối với nhiều người, ăn chay không chỉ là sở thích mà còn là một thói quen lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe. Trong tháng Vu Lan, lại càng có nhiều người và gia đình ăn chay và thực phẩm chay càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng.

Trước nhu cầu ăn chay ngày càng phổ biến, thực phẩm chay cũng ngày một nhiều, phong phú và đa dạng không kém gì thực phẩm mặn, bao gồm: thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chay đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô,…

Thực phẩm chay ngày nay còn được đưa lên các mạng xã hội, như Zalo, Facebook… Trên thị trường cũng có nhiều thực phẩm chay nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... với mức giá cao từ ba đến bốn lần hàng trong nước sản xuất. Tuy đa dạng chủng loại, song điều đáng lo ngại là không ít sản phẩm chay giả mặn như các loại giò, chả, heo quay, đùi gà… được bọc gói sơ sài, bên ngoài không có nhãn hiệu hay bất cứ thông tin gì về thành phần sản phẩm hay hướng dẫn sử dụng chi tiết, nhất là ngày sản xuất và hạn sử dụng… Mặt khác, thực phẩm chay ở các chợ  dân sinh và trên mạng xã hội phần nhiều là sản phẩm do cá nhân và gia đình tự sản xuất, không có thông tin nhãn mác rõ ràng, khó bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), default quality

Trên thực tế đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra từ việc sử dụng thực phẩm chay "bẩn". Tháng 3/2021, tại Bình Dương có 6 người bị ngộ độc nghi do ăn phải pate chay có chứa độc tố. Ngay sau đó, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã rà soát các nguồn thực phẩm và khuyến cáo người dân không sử dụng các sản phẩm chay có nghi ngờ không an toàn.

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chay quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình nên điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm còn hạn chế về nhà xưởng, trang thiết bị và thực hành chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển. Đặc biệt là những rủi ro đến từ việc lạm dụng hóa chất, phụ gia cũng như nhiễm vi sinh vật dẫn đến sinh ra độc tố là rất cao.

Thiết nghĩ, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chay, các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay từ khâu nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán sản phẩm. Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. 

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chay phải thường xuyên lấy mẫu nguyên liệu và thành phẩm gửi đến Trung tâm kiểm nghiệm đã được Bộ chuyên ngành chỉ định là đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước nhằm kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm chay để có hướng xử lý kịp thời, đúng quy định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường./.

Hữu Tâm.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top