Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

NGHIÊN CỨU CHO THẤY MUỐI CẮT ĐỨT NGUỒN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CHO CƠ QUAN ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH

22/02/2023 121 lượt xem

Việc ăn quá nhiều muối, thói quen phổ biến ở nhiều xã hội phương Tây, không chỉ có hại cho huyết áp và hệ tim mạch của chúng ta mà còn có thể tác động xấu đến hệ thống miễn dịch.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế, được điều phối bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Viêm nhiễm VIB và Đại học Hasselt ở Bỉ cũng như Trung tâm Max Delbrück ở Đức, báo cáo trên tạp chí Cell Metabolism rằng muối có thể phá vỡ các cơ quan điều hòa miễn dịch chính có tên gọi là tế bào T điều hòa bằng cách làm suy yếu sự chuyển hoá năng lượng của chúng. Những phát hiện này cung cấp những con đường mới cho khám phá sự phát triển của các bệnh tự miễn dịch và bệnh tim mạch.

Một vài năm trước, nghiên cứu của các nhóm giáo sư Dominik Müller, người đứng đầu Trung tâm Y học Phân tử Max Delbrück và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm và Lâm sàng, một tổ chức chung của Charité-Universitätsmedizin Berlin và Trung tâm Max Delbrück (ECRC) ở Berlin, Đức và giáo sư Markus Kleinewietfeld tại Trung tâm Nghiên cứu Viêm nhiễm VIB và Đại học Hasselt ở Bỉ, cùng với các đồng nghiệp, đã tiết lộ rằng tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống của chúng ta có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và cân bằng năng lượng một số loại tế bào miễn dịch bẩm sinh đó là bạch cầu đơn nhân và đại thực bào, đồng thời ngăn chặn chúng làm việc đúng cách.

Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng muối gây ra trục trặc trong ty thể, nhà máy năng lượng của các tế bào. Lấy cảm hứng từ những phát hiện này, các nhóm nghiên cứu đã tự hỏi liệu việc ăn quá nhiều muối có thể tạo ra một vấn đề tương tự trong các tế bào miễn dịch thích ứng như tế bào T điều hòa hay không?

Các tế bào T điều hòa, còn được gọi là Tregs, là một phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch thích ứng. Chúng chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng giữa chức năng bình thường và tình trạng viêm quá mức không mong muốn. Tregs đôi khi được gọi là "cảnh sát miễn dịch" vì chúng ngăn chặn những kẻ xấu như tế bào miễn dịch tự động và đảm bảo rằng các phản ứng miễn dịch xảy ra theo cách có kiểm soát mà không gây hại cho sinh vật chủ.

Các nhà khoa học tin rằng việc giảm điều tiết của Tregs có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng. Nghiên cứu gần đây đã xác định các vấn đề về chức năng ty thể của Tregs từ những bệnh nhân mắc chứng tự miễn dịch, tuy nhiên khó nắm bắt được các yếu tố góp phần gây ra bệnh.

Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng lượng muối dư thừa có thể ảnh hưởng đến chức năng của Treg bằng cách tạo ra một kiểu hình giống như tự miễn dịch. Nói cách khác, quá nhiều muối làm cho các tế bào Treg trông giống như những tế bào liên quan đến tình trạng tự miễn dịch. Tuy nhiên, chính xác làm thế nào natri làm suy yếu chức năng Treg vẫn chưa được khám phá.

Nghiên cứu quốc tế mới do Kleinewietfeld và Müller đứng đầu và đồng tác giả đầu tiên là Tiến sĩ Beatriz Côrte-Real và Tiến sĩ Ibrahim Hamad-cả hai đều làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Viêm nhiễm VIB và Đại học Hasselt ở Bỉ-hiện đã phát hiện ra rằng natri gây rối loạn chức năng của Treg bằng cách thay đổi quá trình trao đổi chất của tế bào thông qua sự can thiệp vào quá trình tạo năng lượng của ty thể.

Sự gián đoạn chức năng ty thể trong thời gian ngắn cũng gây ra những hậu quả lâu dài đối với thể lực và khả năng điều hòa miễn dịch của Tregs trong các mô hình thử nghiệm khác nhau. Những phát hiện mới cho thấy rằng natri có thể là một yếu tố góp phần gây ra rối loạn chức năng Treg, có khả năng đóng vai trò trong các bệnh khác nhau, mặc dù điều này phải được xác nhận trong các nghiên cứu sâu hơn.

Các nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để hiểu cơ chế phân tử chi tiết hơn và làm rõ mối quan hệ tiềm ẩn của chúng với bệnh tật.

Nguyễn Hạnh St

Theo www.vista.gov.vn

Bài viết cùng chuyên mục
  • XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HÀI HÒA VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

    Thời gian qua, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về an toàn thực phẩm (ATTP) đã bám sát định hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất khẩu sản phẩm, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • NGỘ ĐỘC BOTULINUM

    Tất cả các dạng ngộ độc botulinum có thể tử vong và được xem là tình trạng cấp cứu. Ngộ độc botulinum qua thực phẩm là một tình trạng cấp cứu về sức khỏe cộng đồng vì nhiều người có thể ngộ độc khi ăn phải một loại thực phẩm nhiễm độc.
  • CHẾ TẠO THÀNH CÔNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ ASEN, CHÌ TỪ NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM

    Vật liệu theo sáng chế có thể loại bỏ hoàn toàn asen, chì trong nước sinh hoạt bị ô nhiễm và sau đó vật liệu hấp phụ này có thể được tách ra khỏi dung dịch bằng lực từ trường
  • KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO TRẮNG

    Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, tinh bột và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Kiểm nghiệm gạo là thủ tục để kiểm soát chất lượng cũng như bước đầu để thực hiện công bố chất lượng gạo để đưa sản phẩm được bày bán trên thị trường.
  • ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Điện từ trường là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Điện từ trường phát sinh do nhiều loại máy móc, thiết bị cao tần và siêu cao tần đang sử dụng rộng rãi trong các ngành thông tin truyền thông, sản xuất điện, luyện kim và y học.
  • NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC CHÌ TỪ SẢN PHẨM GỐM SỨ KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

    Một trong những nỗi ám ảnh của người tiêu dùng là các sản gốm sứ có sử dụng chì vào trong quá trình sản xuất. Nhất là những sản phẩm gốm sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó thì không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được những sản phẩm gốm sứ không nhiễm chì để mua.
  • KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

    Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt giới trí thức, đến năm 2013 Việt Nam đã chọn ngày này để kỷ niệm, tôn vinh những người làm khoa học.
  • CẨN TRỌNG KHI DÙNG CHẤT CHẤT TẠO NGỌT TỔNG HỢP

    Chất tạo ngọt tổng hợp (hay còn gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, đường hóa học) là chất không có trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường)
Top