Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ CÁC CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM

12/05/2021 1031 lượt xem

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm về việc cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm.

Theo văn bản của Cục Quản lý Dược, thực hiện Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, căn cứ kết quả các cuộc họp Hội đồng mỹ phẩm ASEAN (ACC) lần thứ 32 và Hội đồng Khoa học mỹ phẩm ASEAN (ACSB) lần thứ 32, Cục Quản lý Dược công bố và đăng tải bản cập nhật các Phụ lục (Annex) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN về các chất sử dụng trong mỹ phẩm.

Văn bản của Cục Quản lý Dược cũng nêu rõ quy định và lộ trình áp dụng đối với các nội dung cập nhật tại các Phụ lục trên của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN như sau.

Cụ thể, bổ sung vào Phụ lục II các chất Paraformaldehyde (Tham chiếu số 1578); Dibutyltin Hydrogen Borate (Tham chiếu số 1400); Methylene Glycol (Tham chiếu số 1579); Formaldehyde (Tham chiếu số 1577), trừ trường hợp sử dụng trong mỹ; phẩm mỹ phẩm làm cứng móng (Nail hardening products), với hàm lượng tối đa là 2,2% được quy định tại Phụ lục III. Tham chiếu số 13.

Bổ sung Dịch chiết hoặc Dầu chiết xuất từ hoa cúc Tagetes Erecta vào Phụ lục III, tham chiếu số 327, với giới hạn quy định. Cụ thể, hàm lượng tối đa được phép trong sản phẩm mỹ phẩm: 0,01% đối với mỹ phẩm lưu lại trên cơ thể (leave-on products) và 0,1% đối với sản phẩm rửa trôi (rinse-off products);

Trường hợp sử dụng phối hợp với dịch chiết hoặc dầu chiết xuất từ hoa cúc các loài Tagetes papula (tham chiếu số 325) và/hoặc Tagetes minuta (tham chiếu số 324), tổng hàm lượng tối đa dịch chiết hoặc dầu chiết được phép của hỗn hợp trong sản phẩm mỹ phẩm: 0,01% đối với mỹ phẩm lưu lại trên cơ thể (leave-on products) và 0,1% đối với sản phẩm rửa trôi (rinse-off products);

Hàm lượng tối đa Alpha terthienyl (terthiophen) trong các chất này không được vượt quá 0,35%; Các chất này không được sử dụng trong sản phẩm lưu lại trên da để chống nắng và có tiếp xúc với tia UV tự nhiên hoặc nhân tạo.

Về lộ trình áp dụng kể từ ngày 08/3/2022, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi. Đối với Dibutyltin Hydrogen Borate, lộ trình áp dụng từ ngày 08/9/2021.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm chủ động rà soát thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh; Có kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phù hợp, đảm bảo sản phẩm mỹ phẩm đưa ra lưu hành đáp ứng quy định tại Thông tư số 06/2011/TTBYT, Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, các nội dung cập nhật Hiệp định mỹ phẩm ASEAN được nêu tại công văn này và các công văn cập nhật quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm của Cục Quản lý Dược (Công văn số 13431/QLD-MP ngày 09/8/2019....); tránh nguy cơ sản phẩm bị thu hồi, gây lãng phí. 

(Nguồn: VietQ.vn)

Bài viết cùng chuyên mục
  • CHẾ TẠO CẢM BIẾN ĐO PH TRONG NƯỚC MƯA

    Nhóm tác giả ở Trung tâm Nghiên cứu triển khai thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu, thiết kế và chế cảm biến đo pH, có thể ứng dụng trong việc xây dựng các trạm quan trắc nước mưa tự động.
  • ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT HỖ TRỢ CHO VIỆC TRỒNG TRỌT HIỆU QUẢ

    Kiểm tra, phân tích đất để xác định hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất trước khi bắt đầu một mùa vụ là bước quan trọng đầu tiên mà bất cứ nhà nông hay nhà nghiên cứu về nông nghiệp nào cũng cần phải làm. Từ đó có cơ sở để đưa ra kế hoạch bón phân tối ưu cho từng giai đoạn của các loại cây trồng. Bên cạnh đó cũng giúp người nông dân quản lý tốt dinh dưỡng có trong đất, tạo môi trường sống lý tưởng cho cây trồng phát triển đạt năng suất cao.
  • HƠN 4.000 HÓA CHẤT NGUY HIỂM CÓ TRONG CÁC SẢN PHẨM NHỰA

    Sau một năm rà soát các báo cáo và cơ sở dữ liệu quản lý của nhiều quốc gia, nhóm nghiên cứu do Hội đồng nghiên cứu Na Uy tài trợ đã biên soạn danh sách hơn 16.000 hóa chất xuất hiện trong các sản phẩm nhựa bao gồm cả nguyên liệu thô và chất phụ gia, chẳng hạn như chất ổn định và chất tạo màu.
  • NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN LƯU Ý VỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

    Đóng hộp là cách tuyệt vời để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, nhưng cụ thể từng loại đồ hộp để được bao lâu lại là điều khiến nhiều người tiêu dùng băn khoăn.
  • MÀNG LỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ NẤM CÓ THỂ GIÚP DỌN SẠCH VẾT DẦU LOANG

    Khi cần dọn sạch vết dầu loang trên biển, tốt nhất nên sử dụng loại vật liệu có thể tách dầu khỏi nước biển để đạt hiệu quả cao. Mới đây, các nhà khoa học đã tạo ra một loại màng lọc hữu cơ mới có nguồn gốc từ nấm sò, có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ này. Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Journal of Materials Chemistry gần đây.
  • AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

    Làm việc trong không gian hạn chế là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất. Hằng năm có rất nhiều người lao động bị thương và thiệt mạng khi làm việc trong không gian làm việc hạn chế. Ước tính chỉ có khoảng 60% các trường hợp rủi ro được cứu hộ.
  • TẠI SAO PHẢI HIỆU CHUẨN CÂN ĐỊNH KỲ

    Hiệu chuẩn cân định kỳ được thực hiện bởi một đơn vị có uy tín và được công nhận sẽ mang lại những lợi ích
  • KÝ HIỆU TRÊN SẢN PHẨM LÀM BẰNG NHỰA PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ AN TOÀN

    Nhựa là một loại chất liệu nhân tạo được tạo ra thông qua quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất chai, đồ gia dụng và đồ chơi. Với tính chất nhẹ và chắc chắn, nhựa có thể được đúc thành nhiều hình dạng và độ dày khác nhau.
Top