Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

VAI TRÒ CỦA KALI VÀ MAGNESI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

11/01/2023 461 lượt xem

Kali và Magnesi là hai khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt là hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu và hoạt động của cơ bắp. Magnesi tham gia vào hơn 600 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, tham gia quá trình tạo năng lượng, tổng hợp protein.

1. Những sự thật thú vị về Kali và Magnesi (ma - giê)

- Kali và Magnesi là hai khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt là hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu và hoạt động của cơ bắp. Magnesi tham gia vào hơn 600 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, tham gia quá trình tạo năng lượng, tổng hợp protein.

- Theo khuyến cáo của Hoa kỳ, một người lớn cần bổ sung 4700 mg Kali và 400 mg Magnesi mỗi ngày. Ở hầu hết các quốc gia việc bổ sung Kali, Magnesi là không đủ cho nhu cầu cơ thể. Và 2/3 trường hợp thiếu hụt chỉ được phát hiện ra tại bệnh viện. Tại Hoa Kỳ, hơn 70% dân số không được bổ sung đầy đủ Magnesi.

- Khuyến cáo của WHO năm 2012 cho thấy bổ sung đầy đủ Kali và Magnesi sẽ làm giảm 40% nguy cơ đột quỵ, giảm 50% nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Các nghiên cứu cho thấy ở những người bị tăng huyết áp được bổ sung  60-100 mmol Kali hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp tâm thu 4,4 mmHg và huyết áp tâm trương 2,4 mmHg.

2. Làm sao để biết bạn có đang thiếu Kali và Magnesi?

Kali và Magnesi là hai cation có nhiều nhất bên trong tế bào (nội bào), vì vậy sự thiếu hụt các ion này thường khó có thể nhận ra. Các triệu chứng thiếu Kali có thể gặp như yếu cơ, giật cơ, chuột rút thậm chí có thể gây liệt cơ, choáng váng, ngất, táo bón hoặc tiêu chảy… Hạ Magnesi máu thường sẽ không gây triệu chứng gì. Một số trường hợp, người bệnh có thể thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, khó ngủ hoặc khi ngủ dậy khó khăn, suy nhược.... Nếu bạn thường xuyên bị đau cơ, chuột rút, giật cơ, máy ở mặt/mắt thì đây cũng có thể là triệu chứng của hạ Magnesi. Thiếu hụt Kali máu có thể phát hiện qua xét nghiệm sinh hóa, tuy nhiên xét nghiệm sẽ không đánh giá được đúng tình trạng thiếu Magnesi.

Một số triệu chứng có thể gợi ý được tình trạng thiếu Kali, Magnesi đang diễn ra.

Khi cơ thể thiếu hụt Kali và Magie sẽ có nguy cơ liên quan đến một số bệnh tim mạch thường gặp như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh lý cơ tim... Các nhà khoa học cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng, thiếu hụt Magenesi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thiếu hụt Kali. Vì vậy, bổ sung đồng thời cả hai chất điện giải này đem lại tác dụng tương hỗ cho nhau, đảm bảo kết quả bổ sung hiệu quả.


 

Cần lưu ý thêm rằng, lượng Kali đưa vào cơ thể qua đường ăn uống hầu như được hấp thu hoàn toàn. Trong khi đó, ở người lớn khỏe mạnh chỉ hấp thu được 30 đến 50% Magnesi trong khẩu phần ăn Bên cạnh đó, chế biến thức ăn làm mất 70% lượng Magnesi. Vì vậy, nếu chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng đầy đủ Kali, Magnesi thì có thể bổ sung theo dạng đường uống. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ bổ sung Kali, Magnesi. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp để đem lại hiểu quả cao:

- Bổ sung đồng thời cả Kali và Magnesi sẽ đem lại tác dụng tương hỗ cho nhau vì có tới 61% trường hợp hạ Kali máu kèm theo thiếu Magnesi đồng thời.  Nói cách khác, chế phẩm chứa đồng thời Kali và Magnesi giúp việc hấp thu hai khoáng chất này tốt hơn.

- Chế phẩm kết hợp Kali và Magnesi trong cùng một viên giúp dễ dàng ghi nhớ lịch uống thuốc hơn.

- Chế phẩm dưới dạng muối hữu cơ (như aspartate, citrate, gluconate) giúp dễ hấp thu và vận chuyển chính xác Kali, Magnesi tới đích tác dụng là bên trong tế bào hơn. Dạng muối vô cơ (như clorid, sulfat, carbonate) khó hấp thu và thường có mùi vị khó chịu.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ và tìm hiểu kĩ thông tin về các sản phẩm hỗ trợ bổ sung Kali và Magnesi để đạt được hiệu quả tốt cho sức khoẻ.

Nguyễn Hạnh st.

(Theo suckhoedoisong.vn)

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top