Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HÀI HÒA VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

31/05/2023 217 lượt xem

Thời gian qua, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về an toàn thực phẩm (ATTP) đã bám sát định hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất khẩu sản phẩm, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do thì các sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng ngày càng nhiều tiêu chuẩn khắt khe do thị trường thế giới yêu cầu. Bởi vậy, việc xây dựng và áp dụng các TCVN về an toàn thực phẩm là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn.

Việc xây dựng và áp dụng các TCVN về an toàn thực phẩm là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. Ảnh minh họa.

Theo ông Lê Thành Hưng - Trưởng phòng Tiêu chuẩn chất lượng Nông nghiệp Thực phẩm - Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, tại Việt Nam, trong hệ thống TCVN của nước ta hiện nay có 3 nhóm tiêu chuẩn liên quan đến ATTP:

Thứ nhất là các TCVN về sản phẩm thực phẩm trong đó có đề cập đến giới hạn đối với các chỉ tiêu ATTP (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, độc tố sinh học, vi sinh vật, phụ gia thực phẩm...) hoặc quy định, viện dẫn nội dung liên quan đến ATTP. Ví dụ TCVN 12940:2020 về bánh nướng có quy định giới hạn các chỉ tiêu vi sinh vật như tổng số vi sinh vật hiếu khí, E. coli, nấm mốc… trong sản phẩm này.

Thứ hai là các TCVN về hướng dẫn và quy phạm thực hành vệ sinh trong sản xuất, chế biến và sử dụng thực phẩm, các quy phạm nhằm giảm thiểu mối nguy ATTP. Ví dụ TCVN 9774:2013 (CAC/RCP 60-2005) Quy phạm thực hành về ngăn ngừa và giảm nhiễm thiếc vô cơ trong thực phẩm đóng hộp, TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, Rev. 2010) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi…

Thứ ba là các TCVN về phương pháp phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP, kể cả thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ...

Cũng theo ông Hưng, các tổ chức, doanh nghiệp nước ta đã từng bước nâng cao và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn ATTP của đối tác. Trong tình hình đó, việc xây dựng TCVN về ATTP thời gian qua đã bám sát định hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất khẩu sản phẩm đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhiều TCVN về yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cũng như đa số TCVN về hướng dẫn và quy phạm thực hành vệ sinh đều đã hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế CODEX. Phần lớn tiêu chuẩn về phân tích, kiểm nghiệm cũng đã hài hòa với tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế như ISO, AOAC, tổ chức tiêu chuẩn hóa châu Âu (CEN)…

Ngày 21 tháng 10 năm 2022, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới, trong đó có yêu cầu tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về bảo đảm an ninh, ATTP.

Trên cơ sở đó, định hướng trong thời gian tới là tiếp tục xây dựng TCVN về ATTP theo hướng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tập trung vào việc xây dựng TCVN cho một số sản phẩm thực phẩm chưa được tiêu chuẩn hóa hoặc đã có tiêu chuẩn nhưng cần rà soát, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, xây dựng TCVN về phương pháp phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP như vi sinh vật, độc tố vi nấm… trên thực phẩm và một số nhóm thực phẩm cụ thể nhằm chủ động ứng phó với các tình huống, sự cố về ATTP.

Nguyễn Hạnh ST

Theo VietQ.vn

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top